Hệ thống truyền lực ôtô là bộ phận có chức năng truyền công suất từ động cơ ô tô đến các bánh xe. Ngày nay, ô tô thường dùng hệ thống dẫn động trong xe FF, FR hoặc xe 4WD, MR. Trong đó, bộ vi sai là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống dẫn động. Nó giúp cho xe di chuyển ổn định và hạn chế được tính trạng phải sử dụng máy cân chỉnh độ chụm để cần bằng lại bánh và vô lăng.
Hệ thống dẫn động được chia ra là 02 loại:
1- Xe FF (động cơ đặt trước – dẫn động bánh trước): ở loại này, lực dẫn động từ động cơ đặt theo chiều ngang xe qua hộp số, đến bộ vi sai, rồi cuối cùng đến các bánh xe phía trước. Trong hệ thống này, bánh trước của xe làm hai nhiệm vụ vừa dẫn động cho xe, vừa dẫn hướng cho xe. Ưu điểm của loại này là kết cấu của hệ thống truyền lực đơn giản, gọn nhẹ hơn do không có trục các đăng, do vậy giảm được chi phí chế tạo. Ngoài ra do công suất được truyền trực tiếp vào bánh dẫn động nên độ bám đường tốt hơn, xe di chuyển ổn định hơn, thêm vào đó nó tiết kiệm được nhiên liệu hơn và tăng được diện tích buồng lái.
2- Xe FR: Khác với xe FF, xe FR (động cơ đặt trước – dẫn động bánh sau) công suất từ động cơ qua hộp số, trục các đăng, bộ vi sai rồi sau đó mới đến các bánh dẫn động phía sau. Vậy nên, đây chính là nhược điểm của nó. Hệ thống dẫn động cồng kềnh hơn khiến cho trọng lượng của xe tăng lên. Tuy nhiên, nó cũng có những ưu điểm nhất định so với xe FF đó là khả năng tăng tốc tốt hơn và giải thoát được bánh trước khỏi nhiệm vụ dẫn động.
Ngoài hai hệ thống dẫn động chủ yếu trên, thực tế các nhà sản xuất còn chế tạo các hệ thống dẫn động khác như hệ dẫn động 4 bánh (4WD) và hệ dẫn động với động cơ đặt giữa, cầu sau chủ động (MR).
Xem thêm: Đi tìm địa chỉ bán kích lốp ô tô